Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

'Ca khúc của Sơn Tùng 99% là đạo nhạc'

"Vừa giống nhiều nốt liền nhau trong nhiều câu, vừa giống y nguyên vòng hợp âm, vừa giống tiết tấu và cấu trúc, lại tương đương về chỉ số BPM... thì 99% là có sự mượn ý tưởng".

DJ 'We Don't Talk Anymore': Ca khúc Sơn Tùng giống của tôi

DJ Heyder xác nhận bản phối của anh và “Chúng ta không thuộc về nhau” do ca sĩ Sơn Tùng M-TP thể hiện có nhiều điểm tương đồng.
Xung quanh sự việc ca khúc mới Chúng ta không thuộc về nhau của Sơn Tùng M-TP dính nghi án đạo nhạc từ ca khúc We don't talk anymore của ngôi sao người Mỹ Charlie Puth, Zing.vn xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Đoàn Thắng, cựu thí sinh The Voice mùa thứ hai, thành viên đội Hồng Nhung:
Người viết đã đọc rất nhiều bài báo về nghi án Sơn Tùng đạo nhạc mà chưa thấy ai phân tích nhạc lý xem có thực sự đạo hay không. Và với những kiến thức rất cơ bản về nhạc lý, có thể bóc tách một vài điểm không khó nhận ra.
Giống từ vòng hợp âm tới tiết tấu, cấu trúc
Trước hết, hợp âm ca khúc We Don’t Talk Anymore của Charlie Puth là một trong những cấu trúc hợp âm rất hiếm chứ không hề là một bản nhạc viết trên các vòng hợp âm phổ biến, quen thuộc.

Chúng ta thường biết các vòng hợp âm phổ biến là hợp âm trưởng Am F C G (như bài Love The Way You Lie), C G Am F (bài Một nhà), Am Em F G (bài Em trong mắt tôi), hợp âm thứ Am Dm F C F Dm B E (các bài Nobody, I will survive) hay vòng Canon (bài Hòn đá cô đơn và Beautiful in white).
Tuy nhiên vòng hợp âm của ca khúc We Don’t Talk Anymore lại là F G Am Em (chơi trên tone E - mi trưởng), đây là vòng hợp âm người viết hiếm thấy từ trước đến nay.

Nói về các vòng hợp âm lạ/khó có thể kể đến bài My Love của Justin Timberlake chỉ có 3 hợp âm thứ, hoặc vòng hợp âm bài Mây của Đỗ Bảo, bài Em về tóc xanh của Quốc Bảo...
Vậy tại sao ca khúc We Don't Talk Anymore có vòng hợp âm hiếm như thế mà ngay sau đó Sơn Tùng cho ra lò 1 ca khúc với vòng hợp âm giống y chang được?
'Ca khuc cua Son Tung 99% la dao nhac' hinh anh 1
Sơn Tùng dính ồn ào với ca khúc mới Chúng ta không thuộc về nhau. Ảnh: Wepro
Về giai điệu lại rất giống một số câu mở đầu của phần verse và điệp khúc. Đoạn điệp khúc "Chúng ta không thuộc về nhau" và "We don’t talk anymore" giống về nốt. Đoạn verse "Niềm tin đã mất giọt nước mắt cuốn ký ức..." và pre-chorus "Don’t wanna know what kind of the dress you're wearing..." cũng giống nhau các nốt (7-8 nốt).

Về BPM (beats per min - số nhịp trong 1 phút, từ chuyên môn chỉ tốc độ của bài hát), hai ca khúc tương đương nhau (103 và 101 bpm).

Như vậy, xét về mặt nhạc lý, có thể kết luận nếu một bài hát có vẻ hơi giống một bài hát khác ở một số nốt nhạc liền nhau trong một câu, thì nó chưa chắc đã đạo nhạc.
Nhưng nếu vừa giống nhiều nốt liền nhau trong nhiều câu, vừa giống y nguyên vòng hợp âm, vừa giống tiết tấu và cấu trúc, lại tương đương về chỉ số BPM... thì 99% là có sự mượn ý tưởng ở đây và hoàn toàn có cơ sở để kết luận là đạo nhạc.
Những bài học đắt giá về đạo nhạc
Sơn Tùng từng là một nghệ sĩ underground trước khi nổi tiếng và trở thành một hiện tượng Vpop. Và một thực tế không thể phủ nhận là không ít nghệ sĩ underground Việt lâu nay vốn đã là những người thường xuyên viết lời và giai điệu trên beat bài hát khác.
Có thể điểm qua như Cơn mưa qua (Lil Knight) mượn bài We Belong Together (Mariah Carey), Tuyết yêu thương (Young Uno) mượn bài Jiang NanHy vọng (LK) đạo bài Question (Ha Yoo Sun)...
Ngoài ra, 2 bài Cơn mưa ngang qua và Nắng ấm xa dần của Sơn Tùng cũng từng đạo nguyên 2 bài Sarangi Mareul Deutjianha của Namolla Family và Monologue của As One. Do vậy tôi cũng không bất ngờ nếu anh có tiếp tục mượn ý tưởng cua Charlie Puth.
'Ca khuc cua Son Tung 99% la dao nhac' hinh anh 2
"
99% là có sự mượn ý tưởng ở đây và hoàn toàn có cơ sở để kết luận là đạo nhạc". Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Hẳn chưa ai quên sự kiện năm 2004, nhạc sĩ Bảo Chấn với ca khúc nổi tiếng Tình thôi xót xa đạo nhạc bài Frontier (Keiko Matsui). Sau đó, năm 2008, bài Mưa (Thuỳ Chi và nhóm M4U) của Minh Vương vừa nhận giải Bài hát Việt cũng bị lên án kịch liệt vì đạo bài Aitai của Se7en, cách làm lúc đó của Minh Vương tương tự cách làm của Sơn Tùng bây giờ.
Đã qua thời nhạc xưa các nghệ sĩ của chúng ta “mượn” nguyên hợp âm, hòa thanh, giai điệu của nhạc hoa rồi. Bây giờ chúng ta có những đạo sĩ tinh vi hơn, chỉ mượn vòng hợp âm, mượn giai điệu mỗi chỗ một ít, rồi về viết lại giai điệu khác đi trên hợp âm đó, phối lại và nghiễm nhiên có ca khúc mới và mượn gió bẻ măng, từ những người ủng hộ lẫn không ủng hộ anh.
Việc này qua mắt được những người nghe nhạc phổ thông chứ không qua mắt được những người có kiến thức về âm nhạc.

Sơn Tùng là 1 ca sĩ trẻ, anh có phong cách, có ngoại hình, không có giọng nhưng vẫn có thể theo dòng nhạc thị trường. Người viết đặt ra câu hỏi tại sao anh không yên vị làm ca sĩ trẻ thị trường?
Tại sao Tùng không bỏ tiền ra mua bài từ các nhạc sĩ khác trong trường hợp không thể tự viết ca khúc của riêng mình? Tại sao anh phải cố mang cái mác nghệ sĩ biết sáng tác làm gì, trong khi cái máu underground đã ăn sâu vào con người anh rồi.
Dẫu cho bây giờ Sơn Tùng được coi là một giọng ca mainstream thì cái quan điểm đạo nhạc của anh vẫn luôn hiện hữu trong mỗi bài hát mà Sơn Tùng ra lò. Tại sao làm nhạc sĩ khó hơn ca sĩ?
Vì viết nhạc khó hơn hát, phải có cảm âm tốt, nhạc lý tốt, tư duy tốt, cảm xúc tốt, ngôn ngữ tốt, đạo đức tốt. Không có những phẩm chất đó thì tốt nhất anh đừng viết nhạc nữa.
Hoàn toàn có cơ sở kết luận Sơn Tùng đạo nhạc
Qua những phân tích ở trên, hoàn toàn có cơ sở để kết luận Sơn Tùng đạo nhạc của Charlie Puth. Công ty quản lý dung túng cho Sơn Tùng, không có trách nhiệm trong việc bản quyền bài hát cùa gà nhà tung ra, đạo nhạc để gây ý kiến trái chiều, lôi kéo sự quan tâm và vụ lợi cho bản thân, cũng cần xem lại về đạo đức nghề nghiệp.
Và sau tất cả những lần đạo nhạc của anh, Sơn Tùng đang chứng tỏ mình là một kẻ cắp âm nhạc chuyên nghiệp, được dung túng bởi công ty quản lý của anh, được bao che và hùa theo bởi một số lượng lớn người nghe nhạc dễ dãi, nguỵ biện và nhận thức kém.
'Ca khuc cua Son Tung 99% la dao nhac' hinh anh 3
"
Tất cả những lần đạo nhạc của anh, Sơn Tùng đang chứng tỏ mình là một kẻ cắp âm nhạc chuyên nghiệp
 ". Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Đại chúng thường theo cảm tính, thấy hay đẹp là được, chứ không mấy ai phân tích và tư duy sản phẩm đó, nhân vật đó có đáng được hâm mộ không và có hợp pháp không? Đó là những nhận thức rất hạn hẹp và thiếu chiều sâu.
Những cách đặt vấn đề như "Anh có làm được như Sơn Tùng?” hay "Sơn Tùng có đạo của anh đâu?!" đều là những cách nguỵ biện, chứng tỏ một số không ít thế hệ nghe nhạc có trình độ nhận thức kém nếu không muốn nói là rất kém.

Người viết chắc chắn rằng nếu ST cứ tiếp tục làm “đạo sĩ” thì các cơ quan chức năng về văn hoá sẽ vào cuộc và sớm muộn anh sẽ bị cấm biểu diễn. Lúc đó, mọi sự nguỵ biện sẽ có được câu trả lời rõ ràng nhất. Vì có lẽ không ai làm được như Tùng. Không ai thiếu tự trọng đến độ đạo nhạc mà vẫn ung dung tự hào như Sơn Tùng.

Hãy xem các thế hệ nhạc sĩ trước đã ra sao. Nhạc sĩ Bảo Chấn mất tích trong hơn 10 năm và mãi đến gần đây mới hoạt động trở lại. Nhạc sĩ Minh Vương đã phải trả lại giải thưởng Bài hát Việt của bài Mưa. Còn “đạo sĩ” mới sinh năm 1994, hãy chờ xem nhé!
Có thể bạn quan tâm:


- có nên mua Vinhomes Gardenia không?
- dự án Vinhomes Skylake Phạm Hùng Hà Nội
- chung cư Vinhomes Giảng Võ Ba Đình
- căn hộ Vinhomes 148-150 Giảng Võ
- chung cư Vinhomes Nguyễn Trãi Thanh Xuân
- sàn bất động sản VHS Land

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét